Tai nạn con người là điều thường xuyên xảy ra trong lao động, trong sinh hoạt ngày thường và trong cả khi tham gia giao thông. Vì vậy, việc nắm rõ và có giải pháp cần thiết để giảm các nguy cơ tai nạn, bảo vệ tốt quyền lợi cho bản thân là điều rất quan trọng mà bất cứ ai cũng phải lưu ý.
Mục lục
1. Tai nạn con người là gì?
Tai nạn con người được hiểu là những sự cố bất ngờ xảy ra bởi tác động bên ngoài lên thân thể của cong người. Tai nạn này không xuất phát từ chủ ý của con người và nó gây nên các thương tổn, thậm chí là tử vong đối với người bị tai nạn. Các tai nạn này có thể nhẹ hay nặng tùy theo mức độ tác động gây ra.
Nguy cơ tai nạn trong lao động
tai nạn con người thường xuyên xảy ra trong quá trình lao động, sản xuất. Yếu tố này xuất phát từ nhiều nguy cơ khác nhau. Có thể kể đến như:
- Do các bộ phận chuyển động, truyền động của máy móc gây ra như: cắn, cắt, kẹp hay cuốn phải tay chân người lao động…
- Do nguồn nhiệt ở trong các lò nung, các khu vực nấu ăn…
- Do nguồn điện bị chập cháy, giật điện ở các máy móc, thiết bị sử dụng điện.
- Do tình trạng rơi, đổ, sập từ trên cao xuống, đặc biệt là trong ngành xây dựng.
- Do các vật văng, bắn vào người như: máy gia công, đá văng khi nổ mìn, máy tiện, máy phay…
- Do các vụ nổ vật lý hay nổ hóa học, nổ do các hóa chất sử dụng trong quá trình làm việc.
2. Nguy cơ tai nạn trong sinh hoạt
Bên cạnh các tai nạn con người trong lao động thì trong sinh hoạt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh thương tổn. Vậy đó là những nguy cơ nào?
- Tai nạn do té, ngã trong quá trình đi, chạy hay leo cầu thang
- Tai nạn do quá trình chế biến thức ăn như: bỏng dầu, bỏng mắt do ớt, cắt phải ..
- Tai nạn do quá trình ăn uống như: hóc xương, ngộ độc thực phẩm…
- Tai nạn do bơi lội như: đuối nước hay ngắt xỉu do tập thể thao quá độ, tập luyện không đúng cách…
3. Nguy cơ tai nạn trong tham gia giao thông
Trong quá trình tham gia giao thông cũng có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn. Đây có thể xem là môi trường nguy hiểm nhất và có số lượng vụ tai nạn nhiều nhất hiện nay. Bởi thực tế, khi tham gia giao thông sẽ có rất nhiều nguy cơ tai nạn tiềm ẩn mà con người phải đối mặt. Có thể kể đến như:
- Tình trạng xe mất lái khiến con người không làm chủ được tốc độ
- Lái xe quá nhanh gây tai nạn
- Phương tiện bị hư hỏng đột xuất gây tai nạn như: bể bánh, đứt phanh…
- Tai nạn do đèn pha của phương tiện đi ngược chiều gây ra
- Tai nạn do điều khiển phương tiện không đảm bảo an toàn theo quy định…
4. Giải pháp cần thiết để giảm nguy cơ tai nạn nói chung
Có thể thấy, tai nạn con người có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu nếu bạn không cẩn trọng và đề cao cảnh giác. Để hạn chế việc xảy ra tại nạn, mỗi người, mỗi đơn vị và cơ quan chức năng cần phải có biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tối đa các tai nạn đáng tiếc. Ví như:
- Trong giao thông: Cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc và mang tính răn đe mạnh mẽ với những trường hợp cố tình vi phạm quy định khi tham gia giao thông; Có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phương tiện được tham gia giao động; cải tạo hệ thống giao thông để đảm bảo môi trường di chuyển được thuận lợi, thông thoáng.
- Trong lao động: cần ban hành nhiều quy định về đảm bảo an toàn lao động; trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động; có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề an toàn khi làm việc.
- Đối với sinh hoạt thường ngày: con người cần cẩn thận hơn trong quá trình sinh hoạt. Đi lại từ tốn, nhẹ nhàng, tập luyện có khoa học và ăn uống hợp vệ sinh.
Ngoài những biện pháp giúp giảm thiểu tai nạn con người nói trên, để đảm vệ quyền lợi cho bản thân khi có tai nạn xảy ra; người sử dụng lao động và cả người lao động cũng nên chọn đầu tư thêm các gói bảo hiểm tai nạn cho bản thân, cho doanh nghiệp của mình. Như vậy, nếu rủi ro có sự cố, những tổn thất về tài chính sẽ được bù đắp từ các gói bảo hiểm mà mình lựa chọn.