Mục lục
1. Thông tin cần biết về tai nạn nghề nghiệp
Rất nhiều thông tin mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm về tai nạn nghề nghiệp. Chỉ khi nắm rõ về loại tai nạn này thì bạn mới có thể biết cần có những giải pháp như thế nào để giảm thiểu tình trạng tai nạn này và bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của mình.
2. Tai nạn nghề nghiệp là gì?
Có nhiều cách lý giải về tai nạn nghề nghiệp nhưng nói một cách dễ hiểu nhất thì đây là tai nạn gây nên những tổn thương cho bất kỳ chức năng hay bộ phận nào trên cơ thể người lao động trong quá trình làm việc. Tai nạn này cũng bao gồm cả việc tử vong do sự cố trong lao động. Ngoài ra, tai nạn này sẽ gắn liền với quá trình người lao động làm các công việc theo đúng nhiệm vụ được phân công.
3. So sánh nguy cơ tai nạn nghề nghiệp với các nguyên nhân tai nạn khác
Rất khó để có thể so sánh nguy cơ giữa tai nạn nghề nghiệp với các nguy cơ gây tai nạn khác. Bởi, tùy theo môi trường, hoàn cảnh mà các nguy cơ có thể xảy ra nhiều hay ít. Nếu một đơn vị sản xuất, kinh doanh có sự quản lý chặt chẽ, đầu tư cao về việc đảm bảo an toàn lao động; chắc chắn các nguy cơ gây rủi ro tai nạn sẽ được giảm đến mức thấp nhất. Ngược lại, trong sinh hoạt hay trong quá trình tham gia giao thông; nếu con người không có ý thức, không cẩn thận sẽ rất dễ xảy ra tai nạn.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận một điều là nguy cơ xảy ra các tai nạn nghề nghiệp là không hề nhỏ. Dù ở môi trường làm việc quy mô nhỏ hay lớn; dù ,môi trường làm việc có được kiểm soát nghiêm ngặt đến đâu thì vẫn tiềm ẩm nguy cơ xảy ra tai nạn. Đó có thể là do nhiệt; do ảnh hưởng từ nguồn điện; do tác động của các loại máy móc trong quá trình vận hành; do những sơ xuất trong quá trình làm việc trên cao như: rơi, ngã…
4. Ảnh hưởng của tai nạn nghề nghiệp đối với cá nhân và tổ chức
Vấn đề tai nạn nghề nghiệp hiện rất được xã hội quan tâm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân người lao động cũng như với người sử dụng lao động.
- Với người lao động: Tai nạn xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Điều này khiến bản thân người lao động và gia đình tốn kém chi phí chữa trị mà còn tổn thất về kinh tế do không thể tiếp tục làm việc do tai nạn. Từ đó, chất lượng sức khỏe, chất lượng cuộc sống giảm xuống gay ảnh hưởng đến chính người lao động và cả người nhà của họ.
- Với người sử dụng lao động: Các tai nạn nghề nghiệp xảy ra cũng gây tổn thất đối với tổ chức sử dụng người lao động. Ngoài chi phí bồi thường tổn thất về sức khỏe cho người lao động; doanh nghiệp có thể sẽ phải tốn kém chi phí cho việc sửa chữa, thay mới máy móc, thiết bị nếu tai nạn xảy ra gây tổn hại đến máy móc. Ngoài ra, tai nạn còn có thể làm đình trệ tiến độ sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại tài chính không nhỏ của công ty.
5. Cần làm gì để giảm số vụ tai nạn nghề nghiệp
Muốn giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp là “bài toán” không dễ để trả lời lời. Mặc dù vậy, các cơ quan, ban ngành vẫn cố nắng để áp dụng một số giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc. Đó chính là:
- Đầu tư đổi mới công nghệ để cải thiện môi trường làm việc an toàn, chất lượng hơn cho người lao động. Từ đó giúp hạn chế tối đa các sự cố tai nạn phát sinh khi làm việc.
- Giám sát, kiểm tra kỹ môi trường làm việc, nếu phát hiện không đảm bảo an toàn cần điều chỉnh kịp thời.
- Đối với các ngành nghề khai thác dầu mỏ, khí đổ, than…cần xác định chính xác khí mỏ, áp lực mỏ, nước mỏ trước khi đi vào khai thác. Đồng thời, quá trình làm việc cần quản lý chặt chẽ người ra hay vào để đảm bảo không xảy ra sự cố đáng tiếc.
- Tổ chức huấn luyện và đào tạo an toàn lao động theo định kỳ cho người lao động để đảm bảo nâng cao tinh thần làm việc nghiêm túc, cẩn trọng.
Người lao động và người sử dụng lao động sẽ khó có thể loại bỏ được hết các nguyên nhân gây tai nạn nghề nghiệp. Điều cần làm là bản thân phải có sự chuẩn bị để đối phó với trường hợp tai nạn xảy ra. Một trong những giải pháp hữu ích nhất hiện nay chính là mua bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Đây là cách để doanh nghiệp được hỗ trợ tài chính để khắc phục sau tai nạn. Người lao động cũng có thể có thêm nguồn chi trả cho vấn đề sức khỏe cũng như đảm bảo được chất lượng cuộc sống sau tai nạn.